QUY TRÌNH LẮP ĐẶT BARRIER

Barrier tự động hiện nay được sử dụng rất phổ biến. Đặc biệt tại các bãi đỗ xe lớn. Khang Nam xin chia sẻ quy trình lắp đặt cổng Barrier. Để người dùng hiểu hơn và có thể giám sát trong quá trình thi công, lắp đặt.

Cổng Barrier là gì?

Cổng Barrier là thiết bị an ninh bảo mật hoạt động một cách tự động. Giống như một loại thanh chắn, với chức năng chính là ngăn cản các vật, xe di chuyển vào khu vực cấp hoặc chưa được cho phép. Thiết bị này sử dụng hệ thống lò xo và động cơ điện để vận hành và điều khiển thanh chắn lên xuống.

Ứng dụng của cổng Barrier tự động

Cổng Barrier giúp quản lý bãi giữ xe một cách linh hoạt nhất, kiểm soát xe ra vào chặt chẽ thông qua thẻ xe. Cùng với thông tin được lưu trữ trên máy như hình ảnh xe, biển số xe.

Ở những chung cư lớn có từ hàng trăm cho đến hàng ngàn cư dân. Việc sử dụng cổng Barrier giúp quản lý xe ra vào là hết sức cần thiết, giúp hạn chế người lạ. Những thành viên ở trong tòa nhà sẽ được cấp thẻ ra vào, còn những người lạ không có thẻ sẽ không vào được.

 

Chấm công cho nhân viên ở các công ty lớn có thể kết hợp với cổng Barrier giúp kiểm soát nhân viên hiệu quả, nhanh gọn.

Cổng Barrier sử dụng phổ biến ở các trạm thu phí, nơi yêu cầu xe bắt buộc dừng lại trước khi đi qua cổng. Các phương tiện nộp phí nghiêm túc và đồng thời ngăn chặn những trường hợp xe trái quy định (xe máy đi vào đường cao tốc).

Quy trình lắp đặt cổng Barrier

Xác định vị trí lắp đặt

  • Với đế barrier tự động có thể lắp trực tiếp trên nền bê tông hoặc đổ đế. Đổ bằng bê tông có chiều cao 30 – 50cm
  • Đặt bulong neo trước khi đổ bê tông
  • Sau 2-3 ngày khi bê tông cứng mới tiến hành lắp barrier vào.

Đấu nối nguồn điện, tín hiệu từ xa

  • Tiến hành đấu dây nguồn vào bảng mạch điều khiển barrier
  • Cài đặt tần số cho bộ điều khiển từ xa
  • Lắp thanh chắn vào thân barrier
  • Lắp đặt thanh đỡ đầu cần nếu cần dài trên 4m
  • Căn chỉnh lò xo cho phù hợp, nối dây nguồn, nối dây vòng từ, dây đèn LED,…

Kiểm tra và vận hành cổng Barrier

Trước khi kết thúc quá trình lắp đặt cần kiểm tra lại kỹ các đầu nối dây điện nguồn, các vị trí cơ khí và đưa các đầu dây thừa vào các vị trí hợp lý. Điều này sẽ cần thiết cho quá trình kiểm tra hay bảo dưỡng trong tương lai.

  • Cấp nguồn điện và tiến hành chạy thử nghiệm
  • Kiểm tra bộ điều khiển cầm tay, điều khiển bàn
  • Căn chỉnh tay cần vuông góc với thân barrier khi đóng
  • Hoàn tất lắp đặt, kiểm tra lần cuối xem cơ cấu truyền động có bị cọ sát hay không. Siết chặt các bulong và hành trình từ. Kết thúc lắp đặt.

Khang Nam – Chuyên cung cấp lắp đặt cổng Barrier

Khang Nam đơn vị chuyên thi công, lắp đặt cổng Barrier, sản phẩm nhập khẩu chính hãng 100% từ Italia. Khu vực thi công TP Đà Nẵng,  miền Trung và Tây Nguyên.

Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. Chúng tôi luôn cố gắng mang đến cho khách hàng sự hài lòng nhất về sản phẩm và dịch vụ. Đội bảo hành nhanh Khang Nam hoạt động 24/7 để hỗ trợ khách hàng nhanh nhất.

Bài viết trên là chia sẻ của Khang Nam về quy trình lắp đặt cổng Barrier tự động. Hy vọng thông tin chúng tôi cung cấp bổ ích và giúp bạn có thể giám sát trong quá trình thi công.

PHỤ KIỆN CỬA NHÔM DRAHO CÓ TỐT KHÔNG?


THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY KHANG NAM WINDOW

Hotline: 0906.455.605

Địa chỉ showroom: 30 Vũ Hữu, Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng

Địa chỉ xưởng: Khánh An 10, Q. Liên Chiểu, TP Đà Nẵng

Email: khangnamwindow@gmail.com

Website: khangnamwindow.com


Contact Me on Zalo